Rất nhiều khách hàng có thắc mắc không biết trễ hạn trả góp MCredit thì có sao không? Phí trễ hạn là bao nhiêu và khoản vay của bạn hiện tại có đang trễ hạn hay không? Hãy cùng onbank tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về Mcredit
Xem nội dung chính
Mcredit còn có tên là công ty tài chính TNHH MTV MB SHINSEI được thành lập từ sự hợp tác giữa Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) và Ngân hàng Shinsei của Nhật Bản. Công ty được thành lập vào năm 2007 với mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính chuyên nghiệp cho cá nhân và các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Các sản phẩm và dịch vụ của MB Shinsei bao gồm: vay tiền mặt, vay trả góp xe máy,điện máy, thẻ tín dụng và các sản phẩm tài chính khác. Công ty này cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư.
Mcredit hiện đang hoạt động trên toàn quốc với hơn 100 điểm giao dịch và chi nhánh. Công ty luôn hướng đến mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính hiệu quả và an toàn, đồng thời tạo dựng được lòng tin của khách hàng và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xuyên sốt quá trình hoạt động và phát triển tới nay, Mcredit đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. Tiếp cận được đa dạng các phân khúc khách hàng, hỗ trợ nguồn vốn cho người dân từ thành thị tới nông thôn.
Thông tin liên hệ
Tên đầy đủ: công ty tài chính TNHH MTV MB SHINSEI
Mã số thuế: 0107349019
Trụ sở chính : Tầng 9,10,11,12 Tòa nhà MB Bank, số 21 Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900636769
Website: https://mcredit.com.vn/
Trễ hạn trả góp Mcredit có sao không?
Mcredit là một đơn vị đang có lượng khách hàng rất đông đảo. Nhiều khách hàng đang có khoản vay nhưng lại không có khả năng thanh toán dẫn đến tình trạng trễ hạn trả góp Mcredit, có ý định bùng nợ. Vậy chậm trả góp Mcredit có sao không, hãy cùng giải đáp ngay sau đây nhé!
Khi người vay trả chậm MCredit nhiều khách hàng suy nghĩ rằng chậm vài ngày chắc không sao, tuy nhiên trên thực tế việc trễ hạn trả góp MCredit dẫn đến nhiều hậu quả, tuỳ thuộc vào số ngày mà bạn đã quá hạn.
Một số hậu quả khi chậm trả góp MCredit có thể kể đến như:
- Bị bộ phận nhắc nợ của MCredit gọi điện liên tục, người tham chiếu của bạn cũng sẽ bị làm phiền bởi những cuộc gọi này nếu như phía công ty tài chính không thể liên lạc được với bạn
- Bị tính thêm phí trễ hạn thanh toán rất cao ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán của bạn
- Nếu thời gian trễ hạn quá 10 ngày thì bạn sẽ bị lưu thông tin nợ xấu trên hệ thống CIC và ảnh hưởng không tốt đến lịch sử tín dụng. Gây khó khăn khi vay tiền tại các ngân hàng, công ty tài chính sau này thậm trí sẽ bị Mcredit từ chối luôn nếu đăng ký vay lần 2,3
- Nếu khách hàng không thanh toán quá 180 ngày thì bạn sẽ bị phía Mcredit gửi thông báo về địa phương
Xem thêm: không trả tiền tamo
Phí trễ hạn trả góp Mcredit là gì?
Phí phạt trễ hạn trả góp MCredit hay phí phạt trả chậm Mcredit là số tiền sẽ được tính thêm khi khách hàng vi phạm các quy định về thanh toán đã được thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Đây là trường hợp khách hàng đã trễ hạn thanh toán các khoản vay trả góp và phải bị đóng phí phạt trễ hạn được tính dựa theo mức lãi suất quá hạn đã thoả thuận trước đó.
Mức lãi suất này sẽ được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của số dư nợ gốc còn lại và cả số ngày mà khách hàng đã thanh toán quá hạn. Lãi suất trả chậm MCredit được bắt đầu tính khi người vay không thanh toán hợp đồng hoặc là thanh toán chậm so với thời gian quy định. Lãi suất trễ hạn sẽ được áp dụng theo 3 mức như sau:
- Lãi suất được tính dựa trên nợ gốc theo thời gian trong hạn thanh toán.
- Lãi suất của dư nợ gốc bị quá hạn thanh toán.
- Lãi suất được tính dựa trên số tiền lãi bị quá hạn.
Mức phí phạt thanh toán trễ hạn trả góp MCredit sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký kết. Vì thế để nắm rõ các quy định liên quan đến các loại phí, thì khi ký hợp đồng người vay nên đọc kỹ các điều khoản trong đó để tránh bị mắc vào các khoản phí không đáng có.
Công thức tính phí phạt trả chậm Mcredit
Mức phí phạt trả chậm Mcredit có cao không? Công thức tính phí phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé:
Phí phạt trả chậm = Lãi chậm trả dựa trên dư nợ gốc + Lãi chậm trả dựa trên tiền lãi
Trong đó:
Lãi trả chậm dựa trên dư nợ gốc = (Số tiền gốc tất toán chậm x 150% x Lãi suất trong hạn thanh toán)/365 x số ngày đã quá hạn thực tế.
Lãi chậm trả tính trên tiền lãi = (Số tiền lãi trả chậm x10%)/ 365 x Số ngày chậm trả trên thực tế.
Lưu ý:
Số ngày trả chậm được tính theo số ngày đã quá hạn hợp đồng. Khách hàng sẽ không bị tính ngày trả chậm trong 5 ngày đầu tiên khi quá hạn. Nhưng nếu sang ngày thứ 6 thì sẽ bị tính phạt.
Tham khảo: tổng đài mcredit
Gia hạn khoản vay trả góp Mcredit như thế nào?
Gia hạn khoản vay MCredit là việc mà Khi đến thời hạn nhưng người vay không đủ khả năng tài chính để thanh toán, thì việc gia hạn khoản vay MCredit là một lựa chọn hợp lý. Lúc này, người vay tiền sẽ yêu cầu công ty tài chính MCredit gia hạn thêm thời gian trả nợ.
Người đi vay có thể được yêu cầu gia hạn khoản tiền gốc hoặc lãi, hoặc là cả 2. Nếu như bạn chỉ yêu cầu gia hạn tiền gốc, thì khi đến hạn thanh toán bạn vẫn phải đóng đầy đủ lãi suất. Còn nếu chỉ chọn gia hạn khoản tiền lãi, thì khách hàng vẫn đóng tiền gốc đầy đủ mỗi khi đến hạn.
Nếu khách hàng muốn gia hạn thêm khoản vay, thì hãy liên hệ với bộ phận xử lý công nợ của MCredit theo hotline: 1900 63 67 69 để nhận được hỗ trợ. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin theo hướng dẫn của tổng đài viên và chờ đợi kết quả từ công ty MCredit.
Xem thêm: gia hạn khoản vay doctor đồng
Nợ xấu có vay tiền Mcredit được không?
“Nợ xấu có vay trả góp MCredit được không?” là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm. Theo như tìm hiểu của mình thì, MCredit sẽ tùy thuộc vào mức độ nợ xấu của bạn mà đưa ra quyết định có cho vay hay không. Tuy nhiên khi bạn có nợ xấu hoặc chú ý thì tỉ lệ xét duyệt khá thấp và đa số sẽ bị từ chối
Theo đó, những khách hàng đang có nợ xấu từ nhóm 1 ,2 thì vẫn có thể được vay tiền tại Mcredit nhưng cần phải được xoá nợ trên hệ thống CIC. Còn lại những khách hàng đang có nợ xấu nhóm 3, 4, 5 sẽ bị từ chối khoản vay ngay lập tức
Một lưu ý đối với những khách hàng đang có nợ xấu thì tỉ lệ từ chối hồ sơ đối với hồ sơ có nợ xấu lên đến 90%
Tham khảo: nợ xấu nhóm 5 vay được ở đâu
Làm thế nào để tránh bị trễ hạn trả góp Mcredit
Việc trả chậm MCredit sẽ khiến cho người vay phải chịu thêm khoản phí phạt ngoài ra nó còn để lại hệ quả xấu nặng nề. Sau đây là một số kinh nghiệm vay tín chấp để không bị thanh toán trễ hạn trả góp MCredit mà khách hàng có thể tham khảo:
- Xem xét kỹ khả năng tài chính của bản thân để tính toán được khả năng tất toán khoản vay. Nhằm đảm bảo an toàn thì bạn nên cân đối số tiền trả góp mỗi tháng khoảng 35% mức thu nhập.
- Thường xuyên ra cứu khoản vay tại MCredit để nắm được thời gian trả nợ và đến hạn thanh toán .
- Nên thanh toán khoản vay từ 2 – 3 ngày trước khi đến hạn. Nhằm để MCredit cập nhật được tình hình và nắm kịp thời khoản vay tiền của bạn.
- Chủ động đặt lịch nhắc nhở thanh toán, tránh tình trạng quá hạn ngày thanh toán.
- Nên thanh toán hợp đồng trước hạn nếu có đủ tài chính. Tuy sẽ bị tính thêm phí nhưng tránh được tình trạng trễ hạn thanh toán trả góp tại MCredit.
Một số câu hỏi liên quan
Trễ hạn trả góp Mcredit 1 ngày có sao không?
Theo quy định của tất cả các công ty tài chính hiện nay. Người vay chỉ cần trả chậm từ 1 đến 3 ngày thì sẽ tính phí phạt trễ hạn và không ảnh hưởng nợ xấu. Công thức tính phí phạt trễ hạn trả góp Mcredit 1 ngày như sau:
Phí phạt 1 ngày = n x 50% + n x 10%.
Bùng nợ Mcredit có sao không?
Như mình đã nhắc tới ở trên, Mcredit là công ty tài chính được cấp phép hoạt động hợp pháp. Ngoài ra hợp đồng vay vốn mà bạn đã ký chính là thoả thuận của bạn và Mcredit. Nếu bạn không trả nợ hoặc cố tình bùng nợ thì có thể sẽ phải gánh chịu khá nhiều hậu quả không đáng có.
Thậm trí bạn sẽ bị kiện ra toà án dân sự nếu vẫn cố tình trốn tránh thanh toán khoản nợ
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết có thể trả lời cho câu hỏi ” trễ hạn trả góp Mcredit có sao không?” Bạn cần lưu ý thanh toán đúng hạn có khoản nợ tại các đơn vị tài chính để tránh bị phạt cũng như ảnh hưởng xấu tới cuộc sống cũng như các mối quan hệ khác. Liên hệ onbank.vn để biết thêm nhiều thông tin tài chính hữu ích khác nhé!
Bình chọn 5 sao giúp mình nhé: